google-site-verification=FtYyCRL3nqBV7LX16ZTUfiDeV25Y0MOa8CVm_IxcIQ0 LIFE: January 2021
Powered By Blogger

Friday, January 15, 2021

Biên tập viên Truyền hình làm gì?

 Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ 4.0 như hiện nay, việc các ngành nghề phát triển mạnh mẽ luôn mở rộng cơ hội cho nhiều bạn trẻ. Trong đó, Biên tập viên Truyền hình hiện nay là một ngành được nhiều bạn trẻ yêu thích. Sự phát triển của Youtube và các trang kênh mạng xã hội cũng cần đến sự góp mặt của các Biên tập viên, MC để phát triển các kênh như hiện nay. Và hãy cùng tìm hiểu về Biên tập viên Truyền hình làm những gì và cần gì ngay dưới đây nhé!

Biên tập viên Truyền hình làm gì? 

Biên tập viên Truyền hình là những người làm việc tại Đài Truyền hình Quốc gia và địa phương hoặc các trung tâm phát thanh - truyền hình, hoặc tư nhân. Biên tập viên là những người chịu trách nhiệm về việc xây dựng nội dung cho chương trình mà mình thực hiện, đảm nhận. 

1. Mô tả công việc của biên tập viên truyền hình
1.1 Biên tập viên phụ trách công việc biên tập
Biên tập viên là những người phụ trách biên tập tin hoặc bài phát sóng trên kênh truyền hình. Những người làm công việc biên tập thường có trách nhiệm thực hiện tổng hợp các tin bài để thực hiện phát sóng sau đó, và công tác biên tập nội dung sao cho phù hợp với chương trình. Biên tập là một công việc cực kỳ quan trọng, bởi khi nội dung đúng và chuẩn thì mới có thể phát sóng để chuyển tải thông tin đến với khán giả. 

Công việc cụ thể của một biên tập viên là gì? Hẳn rất nhiều bạn chưa vào nghề rất thắc mắc và muốn biết đúng không nào? Biên tập viên nói chung và biên tập viên truyền hình nói riêng là những người thực hiện nhiệm vụ chính là tổng hợp và rà soát lại tất cả những nội dung thông tin mà các phóng viên, cộng tác viên viết sẵn. 

Công việc này sẽ bao gồm biên tập viên tin tức, biên tập viên các chương trình truyền hình, biên tập viên phim, biên tập viên video,... Cụ thể với công việc biên tập video, họ có thể lựa chọn thực hiện cắt, chỉnh sửa nội dung video. Lựa chọn những phần phù hợp với nội dung đăng tải để có thể đăng kèm hoặc chỉnh sửa theo yêu cầu của nhà sản xuất chương trình. Nhìn chung, các tin bài được phát sóng trên các kênh truyền hình đều phải qua công đoạn biên tập của các biên tập viên thực hiện công việc tổng hợp, biên tập, chỉnh sửa trước khi phát sóng. 

1.2 Thực hiện công việc liên hệ với các bên liên quan 
Các chương trình truyền hình nói chung dù ở lĩnh vực nào thì để có thể tạo nên và xây dựng một chương trình phát sóng hoàn chỉnh thì sẽ bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Ví như địa điểm quay, nhân vật trong chương trình, cơ sở ban ngành liên quan để  nhận được sự đồng ý thực hiện quay chuyên mục đó. 

Biên tập viên truyền hình là người chịu trách nhiệm liên hệ với các cá nhân đó, tổ chức thực hiện và các vấn đề liên quan để phục vụ cho nội dung chương trình được phát sóng đúng khung giờ. Bên cạnh đó, họ còn phải đảm bảo được nội dung chương trình mà họ đảm nhận phải chân thực, chính xác. 

1.3 Lên kịch bản và viết
Biên tập viên truyền hình sẽ là người đảm nhận viết kịch bản, TVC cho các chương trình quảng cáo, tiểu phẩm hoặc nội dung quảng bá thương hiệu,... Biên tập viên truyền hình là người viết kịch bản bất kỳ nội dung gì liên quan đến việc phát sóng trên kênh truyền hình mà chính họ đảm nhận. 

Viết kịch bản phải đảm bảo đúng nội dung, tạo được sự thu hút cũng như phù hợp với thời lượng phát sóng chương trình. Và đặc biệt phải đảm bảo được các yêu cầu của nhà sản xuất cũng như các bên liên quan. Viết kịch bản nội dung cho các chương trình cũng được coi là một phần trong số các công việc của biên tập viên truyền hình. Tùy thuộc vào công việc đặc thù mà biên tập viên truyền hình làm tại đài mà việc viết kịch bản chiếm lượng công việc nhiều hay ít. 



1.4 Ghi hình tại hiện trường
Biên tập viên cũng là người thực hiện công việc lấy tin và ghi hình tại hiện trường. Họ đến trực tiếp địa điểm ghi hình, tự biên tập nội dung của mình và tự dẫn cũng như truyền tải thông tin mà mình có được cho khán giả.  

Việc ghi hình tại hiện trường thường sẽ là các tin thời sự hoặc các chương trình truyền hình thực tế,... Biên tập viên truyền hình lúc ấy vừa là một biên tập viên vừa là một người dẫn chương trình (MC) cũng là một đạo diễn để có thể thực hiện việc ghi hình một cách suôn sẻ và hay nhất. 

1.5 Làm hậu kỳ và kỹ thuật dựng
Vì là người chịu trách nhiệm chính nên biên tập viên truyền hình sẽ phải thực hiện việc phối hợp với các bộ phận khác như hậu kỳ, kỹ thuật để thực hiện công việc chỉnh sửa các vấn đề liên quan. Điều này cũng nhằm đảm bảo được nội dung cho đến hình thức và các yếu tố hư âm thanh, ánh sáng đều cần được chỉn chu một cách hoàn chỉnh nhất. Và đặc biệt, giúp cho chương trình có lượng lớn khán giả theo dõi, truyền tải được thông điệp mong muốn cũng như thỏa mãn được thị hiếu của khán giả truyền hình. 
 Việc phối hợp với hậu kỳ và kỹ thuật là công việc bắt buộc của một biên tập viên truyền hình. Sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau sẽ tạo nên một chương trình hoàn hảo nhất cho khán giả truyền hình.

1.6 Phân công công việc
 Biên tập viên truyền hình ở dưới họ sẽ có một đội ngũ những phóng viên, các nhân viên phụ trách quay phim. Vì thế, biên tập viên truyền hình sẽ có nhiệm vụ phụ trách phân chi công việc cho các phóng viên để lấy tin tức, ghi hình xây dựng thành một chương trình. Tùy vào vị trí mà họ có thể phân chia phóng viên lấy tin tức ra sao và ghi hình ở những địa điểm nào. 

Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ quản lý và theo dõi tình hình làm việc của các phóng viên mà mình quản lý để đánh giá khách quan nhất. 

Trên đây là những công việc của một biên tập viên truyền hình. Ngoài ra họ còn có thể đảm nhận nhiều công việc khác như báo cáo với Tổng biên tập, đi công tác hoặc gặp gỡ đối tác,... 

2. Biên tập viên truyền hình được yêu cầu công việc ra sao? 
Biên tập viên truyền hình là một công việc mà nhiều bạn trẻ mơ ước. Tuy nhiên, để làm công việc này cần có những yêu cầu dưới đây đối với vị trí này. 

Việc đầu tiên đó chính là bạn phải đáp ứng được yêu cầu về bằng cấp. Biên tập viên truyền hình phải tốt nghiệp bằng đại học trở lên như báo chí, truyền thông, truyền hình,...  Bởi vì để làm được công việc đó bạn cần được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp trong lĩnh vực mình theo đuổi. 

Không những thế, bạn cần có 2 năm trong lĩnh vực sản xuất truyền hình. Việc yêu cầu kinh nghiệp của một BTV truyền hình khá khắt khe. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì rất khó để đảm nhận được khối lượng công việc và đảm bảo được chất lượng công việc. 

Bên cạnh đó, BTV truyền hình cũng là vị trí đòi hỏi những kỹ năng nhất định, việc có kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng về ngoại ngữ, sự sáng tạo, kỹ năng tổ chức thực hiện công việc sẽ là một lợi thế và giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Chính vì những điểm trên là những kỹ năng mà bất kỳ một biên tập viên nào cũng cần có. 

Có niềm đam mê trong việc sản xuất các chương trình truyền hình cũng như tinh thần trách nhiệm với công việc là những tố chất quan trọng. Những tố chất này sẽ là động lực thúc đẩy để hoàn thành tốt công việc và khả năng gắn bó với nghề trong tương lai. 

3. Mức lương và quyền lợi của biên tập viên truyền hình? 
3.1 Quyền lợi của biên tập viên truyền hình.
Việc đầu tiên mà chúng ta nhắc đến đó chính là môi trường làm việc. Môi trường trẻ trung, chuyên nghiệp, hiện đại sẽ giúp bạn được học hỏi và phát triển kỹ năng một cách dễ dàng. Vì thế, đây là cơ hội để bạn phát triển bản thân và hoàn thiện mình hơn. Nếu có tố chất, tài năng thì đây được xem như là một môi trường mà bạn có thể dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp của mình. 

Đặc biệt, bạn có thể được tham gia vào các buổi hội thảo, tọa đàm chuyên sâu về lĩnh vực cũng như các vấn đề liên quan để phát triển kiến thức và kỹ năng của bản thân hơn nữa. Ngoài ra, bạn cũng có thể được cử đi nước ngoài học tập, công tác cũng là cơ hội để bạn phát triển bản thân và sự nghiệp của mình. 
Chế độ lương thưởng thì bạn sẽ được đảm bảo theo quy định của Luật lao động và các chính sách khác.



3.2 Mức thu nhập
Với mức lương của một biên tập viên truyền hình thì mức lương có thể ở khoảng 20 triệu đống. Đây được xem là một mức lương tương đối ổn định và hấp dẫn ở thời điểm hiện tại. Tùy vào vị trí đảm nhận và công việc thì biên tập viên truyền hình sẽ có mức thu nhập dao động từ 10 - 25 triệu đồng. 
So với các vị trí khác thì biên tập viên được cho là có mức lương tương đối tốt hơn so với phóng viên.


Trên đây là những chia sẻ về nghề biên tập viên truyền hình. Nếu bạn mong muốn được dấn thân vào nghề hãy nỗ lực và theo đuổi nó đến cùng. Cố gắng trau dồi kỹ năng và phát triển bản thân để đạt được ước mơ của mình nhé!